NHÔM TẤM CUỘN

NHÔM TẤM CUỘN
Ngày đăng: 14/04/2023

    - Giá nhôm dù đã tăng hơn 60% trong năm nay, nhưng giới đầu tư cho rằng giá kim loại này thậm chí sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Một số nhà đầu tư còn đặt cược giá nhôm có thể lên 4,000 USD/tấn.
    - Ngành nhôm là ngành tiêu thụ rất nhiều điện và đà tăng của giá điện rõ ràng đang gây áp lực lên hoạt động sản xuất của ngành này.
    - Theo các chuyên gia trong ngành, để sản xuất 1 tấn nhôm, các nhà máy cần phải dùng 14 Mwh điện năng. Đặt lên bàn cân so sánh, lượng điện này đủ để vận hành một ngôi nhà bình thường ở Anh trong hơn 3 năm. Nhôm là nguyên liệu dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, từ lon bia cho tới iPhone của Apple.
    - Điều này có nghĩa nhôm sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên trong nỗ lực kìm hãm lượng điện năng tiêu thụ của Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang áp giới hạn về công suất sản xuất nhôm để kìm hãm lượng khí thải và điều này có thể gây ra sự thiếu hụt nguồn cung nhôm trên toàn cầu. Giữa bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh ở châu Á và châu Âu, nguồn cung nhôm nhiều khả năng sẽ thiếu hụt trầm trọng hơn nữa.
    - Tính tới lúc 16h ngày 11/10 (giờ Việt Nam), giá nhôm tăng hơn 2% lên mức 3,032 USD trên sàn giao dịch kim loại London (LME), mức cao nhất kể từ tháng 7/2008.
    - Đối với những nhà đầu tư muốn đặt cược vào đà tăng của giá nhôm tương lai, họ thường đặt cược vào các hợp đồng quyền chọn trên sàn LME.
    - Trong vài tuần gần đây, một số nhà đầu tư thậm chí mua quyền chọn mua với giá thực hiện lên tới 4,000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với mức hiện tại và là mức cao nhất mọi thời đại.

    “Họ đang đặt cược vào sự rối loạn trên thị trường và giá nhôm sẽ tăng mạnh”, Keith Wildie, Trưởng bộ phận giao dịch tại Romco Metals và phụ trách hợp đồng quyền chọn trên sàn LME trong 20 năm qua, cho hay.
    - Hàng loạt nhà máy sản xuất nhôm tại Trung Quốc bị tạm ngưng hoạt động, Mark Hansen, Giám đốc điều hành tại Concord Resources, cho hay. Khi thị trường đang thiếu hụt nguồn cung, giá nhôm có thể chạm 3,400 USD/tấn trong 12 tháng tới, ông nói.
    - Áp lực với ngành nhôm đang ngày càng tăng. Ngày 09/10, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc thông báo sẽ cho phép tăng giá điện để bù đắp phần tăng về chi phí và xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Ở Hà Lan, nhà sản xuất nhôm Aldel sẽ hạn chế sản xuất từ tuần nay, vì giá điện quá cao.

    * Nhiều mỏ than tại Trung Quốc đóng cửa, giá than lại tăng mạnh

    - Chưa dừng lại ở đó, các chuyên viên phân tích cho rằng kim ngạch xuất khẩu nhôm của Trung Quốc có thể bị tác động. Khi mà sản xuất nhôm trong nước gặp áp lực trong khi nhu cầu bùng nổ, Trung Quốc phải nhập khẩu nhôm với số lượng lớn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc vẫn xuất khẩu lượng lớn nhôm bán thành phẩm, vì được hỗ trợ một phần từ các khoản hoàn thuế.

    “Xét tới tình trạng thiếu điện trầm trọng và các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc trong thời gian qua, có vẻ không hợp lý khi các công ty Trung Quốc cứ xuất khẩu lượng lớn nhôm mỗi tháng”, James Luke, nhà quản lý quỹ tại Schroders, cho biết.

    - Các chuyên viên phân tích cho rằng có khả năng Bắc Kinh sẽ giảm hoặc bỏ khoản hoàn thuế đối với xuất khẩu để giữ lại nguồn cung cho Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khả năng tiếp tục nhập khẩu lượng lớn nhôm trong năm 2022 và điều này có thể đẩy cả thế giới vào tình trạng thiếu hụt nhôm trầm trọng và khiến giá tăng vọt.

    - Đà tăng của giá nhôm trong năm nay có thể thôi thúc các nhà sản xuất ở các quốc gia bên ngoài Trung Quốc mở lại các nhà máy cũ hoặc cân nhắc tăng công suất. Tuy vậy, việc giá điện tăng quá mạnh đang gây áp lực lên các công ty sản xuất nhôm và khiến họ không muốn tái khởi động nhà máy.

     

    Chẳng hạn, nếu một nhà máy luyện nhôm tại Đức chịu mức phí tải điện cơ bản, họ sẽ phải trả 4,000 USD cho lượng điện năng cần thiết để sản xuất ra 1 tấn nhôm, thậm chí còn cao hơn cả giá nhôm hiện tại.

     

    “Thị trường nhôm toàn cầu trong năm 2022 có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng chưa từng thấy”, Eoin Dinsmore, Trưởng bộ phận nghiên cứu sản phẩm nhôm tại CRU, cho biết qua điện thoại. “Phần còn lại của thế giới không thể cung ứng lượng lớn nhôm cho Trung Quốc mãi mãi”.

    Zalo Hotline